Sản phẩm kinh doanh

Hỗ trợ trực tuyến

Phòng hành chính tổng hợp
hỗ trợ trực tuyến Mrs. Hiền
  0243.756.4415
  hienht@matexim.com.vn
Phòng kế toán
hỗ trợ trực tuyến Mrs. Ánh
  0243.756.4415
  anhptn.ptckt@matexim.com.vn
Phòng kinh doanh vận tải
hỗ trợ trực tuyến Mr. Lợi
  0243.7564415
  loidv@matexim.com.vn
Phòng kinh doanh
hỗ trợ trực tuyến Mr. Lợi
  0243.7564 415
  loidv@matexim.com.vn

Quảng cáo

Thương mại Việt Nam: Nhiều triển vọng lạc quan

Báo cáo Kết nối giao thương của Ngân hàng HSBC khẳng định, tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may các thiết bị viễn thông sẽ nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam lên mức trên 11% cho giai đoạn 2014-2020

Trong thời gian ngắn hạn, triển vọng thương mại của Việt Nam khá lạc quan khi chỉ số “Tin cậy thương mại” đạt mức 120 điểm trong nửa đầu 2014 - cũng là điểm cao nhất trong hơn 3 năm qua. Dựa vào lợi thế địa lý tại trung tâm châu Á, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác thương mại chủ yếu với các thị trường mới nổi khác trong khu vực. Có đến 3/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, các đối tác thương mại chính của họ nằm trong khu vực này. Các hiệp định thương mại trong những năm gần đây đã thắt chặt quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.

 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 17% với lượng hàng từ 2 lĩnh vực xuất khẩu lớn là may mặc, dệt may và các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông tăng 25% trong năm 2013. Do xuất khẩu mạnh nên Việt Nam đã duy trì được trạng thái xuất siêu kể từ năm 2012 và điều này cũng góp phần ổn định tiền tệ. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho thấy sự chuyển dịch lên dây chuyền sản xuất quần áo giá trị cao hơn để xuất khẩu và đây là ngành ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá.

 Bản báo cáo cũng nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới. Để hỗ trợ đà tăng trưởng này, giải ngân cho đầu tư sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Nhập khẩu máy móc công nghiệp là ngành nhập khẩu lớn nhất Việt Nam, đóng góp gần 1/3 cho tăng trưởng nhập khẩu. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Malaysia sẽ là những thị trường nhập khẩu phát triển nhanh của Việt Nam do lợi thế địa lý gần.

 Với nền công nghiệp đa dạng bên cạnh việc mở rộng đầu tư, Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng của thị trường mới nổi châu Á. Từ nay đến năm 2030, sản xuất thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau dệt may. Tăng trưởng xuất khẩu thiết bị viễn thông sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất để thay thế các sản phẩm, linh kiện nhập khẩu. Ví dụ, Samsung Việt Nam đang tính đến việc xây dựng thêm nhà máy thứ ba ngoài hai nhà máy đã đi vào hoạt động. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông sẵn sàng khai thác nguồn lao động sản xuất lớn, giá rẻ và có tay nghề cao của Việt Nam. Hãng điện tử LG cũng đang sản xuất các thiết bị điện tử công nghệ cao tại Việt Nam và cũng có nhiều kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất tại đây.



Bình luận

Đối tác
trở lên