Sản phẩm kinh doanh

Hỗ trợ trực tuyến

Phòng hành chính tổng hợp
hỗ trợ trực tuyến Mrs. Hiền
  0243.756.4415
  hienht@matexim.com.vn
Phòng kế toán
hỗ trợ trực tuyến Mrs. Ánh
  0243.756.4415
  anhptn.ptckt@matexim.com.vn
Phòng kinh doanh vận tải
hỗ trợ trực tuyến Mr. Lợi
  0243.7564415
  loidv@matexim.com.vn
Phòng kinh doanh
hỗ trợ trực tuyến Mr. Lợi
  0243.7564 415
  loidv@matexim.com.vn

Quảng cáo

Kiện bán phá giá: Ngành thép không thụ động

Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Thép Việt cho biết thêm về quan điểm phía các DN khi các sản phẩm thép xuất khẩu liên tiếp vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài.

Mức thuế suất thấp nhất là 17,72% và có thể lên tới 53,91% đối với mặt hàng ống thép hàn chịu lực không gỉ khi vào thị trường Mỹ có phải là "dấu chấm hết" với các DN thép không, thưa ông?

 

Thực tế, với nhiều DN xuất khẩu thép, Mỹ là thị trường khá quan trọng vì hàng năm quốc gia này nhập khẩu mặt hàng thép các loại sản xuất tại Việt Nam với kim ngạch hàng chục triệu USD. Sau khi Mỹ ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép hàn chịu lực không gỉ, đẩy mức thuế tối đa đối với mặt hàng này lên đến 53,91%.

 

Nếu chỉ nhìn vào mức thuế này thì rõ ràng, các DN xuất khẩu ống thép hàn chịu lực đã hết cửa làm ăn tại thị trường Mỹ vì không thể nào kiếm đâu ra lời lãi khi phải trả mức thuế cao như vậy so với thuế suất ưu đãi ở mức 0% như trước đây.

 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết luận sơ bộ và mức thuế đưa ra mang tính chất tạm thời. Kết luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) được đưa ra vào tháng 5/2014 và kết luận cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) vào tháng 7/2014 sẽ quyết định số phận của ống thép hàn "Made in Việt Nam". Vì vậy, từ nay đến thời điểm đó, các DN vẫn phải tích cực hợp tác với cơ quan thẩm quyền của Chính phủ, kiên trì theo đuổi vụ kiện, đưa ra các bằng chứng chứng minh được thép Việt Nam không phá giá khi vào thị trường Mỹ thì cơ hội đảo ngược tình thế vẫn có thể diễn ra. Như nhiều vụ kiện khác, Việt Nam đã giành được phần thắng khi nắm thế chủ động và bằng chứng thuyết phục trong tay.

 

Nếu thép Việt thua kiện thì đồng nghĩa với việc mất thị trường, sụt giảm kim ngạch?

 

Thiệt hại là khó tránh khỏi khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, không có nghĩa là ngành thép chịu thụ động chờ đợi vì mức độ hội nhập thị trường hiện nay rất cao. DN xuất khẩu thép cũng có thể nhanh chóng tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, nếu cánh cửa của một nước nào đó tạm thời khép lại. Thông thường, những phán quyết áp thuế cũng chỉ mang tính chất phòng vệ thương mại tạm thời và có thể được dỡ bỏ trong vòng vài năm, nên không thể coi khó khăn trước mắt là sự đóng cửa vĩnh viễn, mất thị trường hoặc "dấu chấm hết" khiến DN trong ngành phải đứng nhìn chịu "chết". Ngược lại, chính vì sự tồn tại mang tính sống còn nên bản thân các DN cũng sẽ tự vùng vẫy, tìm lối thoát cho mình.

 

Ông có vẻ lạc quan, nhưng trước khó khăn về sức cầu yếu ở trong nước thì rõ ràng, đẩy mạnh xuất khẩu đang là hướng đi của nhiều DN ngành thép?

 

Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng, chính vấn đề đó cũng đang tạo ra một vòng luẩn quẩn. Vì thời gian qua, không ít DN sản xuất thép trong nước do thị trường khó khăn, bí đầu ra nên đã đẩy mạnh xuất khẩu bằng mọi giá, thậm chí bán tháo để giảm tồn kho dẫn đến phá giá thị trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực quốc tế là việc nên làm. Hơn nữa, phòng vệ thương mại là việc không riêng gì Mỹ mà nhiều quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam cũng đang sử dụng để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, cân đối với lượng hàng hóa nhập khẩu vào từ nước ngoài.

 

Tuy nhiên, có quốc gia sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu, hợp lý nhưng có quốc gia lại chưa khai thác hết lợi thế của công cụ này. Đơn cử như đối với mặt hàng thép trong nước hiện nay, nếu giải quyết được vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc thì riêng đối với thị trường nội địa vẫn còn rất nhiều đất sống. Vì vậy, cần phải nhìn rộng hơn đối với biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá mà những nước nhập khẩu đang sử dụng. Bởi về khía cạnh nào đó, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu nó không thể thiếu, nhất là trong hoạt động thương mại đa biên giữa các nước.

 

Ông có cho rằng, các DN thép thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế khi liên tiếp trong vài năm gần đây đều bị vướng vào các vụ kiện bán phá giá?

 

Như đã phân tích ở trên, nếu loại trừ một số trường hợp bán tháo nhằm giải quyết hàng tồn thì phần lớn các DN xuất khẩu đều cân đối chi phí cấu thành sản phẩm với giá trị hàng hóa bán ra sao cho có lời. Và mặt bằng này nhìn chung khá tương đồng, dao động trong biên độ giá cho phép. Không riêng gì ngành thép mà thời gian qua, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam như giày dép, túi nilon, nhiều mặt hàng thủy sản như tôm, cá tra… cũng bị kiện bán phá giá.

 

Mặc dù, để có được mức giá cạnh tranh đòi hỏi DN phải tiết giảm rất nhiều chi phí cũng như tranh thủ được nhiều yếu tố thuận lợi khác. Song quy định vẫn là quy định và biện pháp phòng vệ vẫn được đặt ra như một "thủ thuật" tất yếu mà nếu xét về khía cạnh cá thể từng DN hay từng ngành nghề khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để tránh thiệt hại chung cho nền thương mại, kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, trong đó các DN cùng được hưởng lợi thì vai trò của bộ máy quản lý và các cơ quan chuyên trách là vô cùng quan trọng.

 

Bên cạnh đó, các DN cũng phải nâng cao sự hiểu biết, tăng cường phối kết hợp với cơ quan chức năng để mỗi khi có vấn đề xảy ra, quyền lợi và tương lai của các DN vẫn có thể được đảm bảo một cách tốt nhất.



Bình luận

Đối tác
trở lên